Tìm Hiểu Sâu Cấu Trúc Của Da Và Chức Năng Của Da

Bạn có thực sự hiểu về cấu trúc và chức năng của làn da? Da không chỉ là lớp bảo vệ vững chắc mà còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ như điều hòa nhiệt độ, cảm nhận môi trường xung quanh và hỗ trợ trao đổi chất. Trong bài viết này, hãy cùng ZAKKA khám phá chi tiết từng lớp da, các thành phần cấu tạo và những chức năng thiết yếu mà da thực hiện nhé!

 

Cấu Trúc Da

Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người, bao gồm ba lớp chính: biểu bì (epidermis), trung bì (dermis) và hạ bì (subcutaneous tissue).

Tìm Hiểu Sâu Cấu Trúc Của Da Và Chức Năng Của Da

Cấu Trúc Da

 

1. Biểu Bì: Là lớp ngoài cùng của da, có độ dày từ 0.2 đến 1.5 mm. Nó được chia thành bốn lớp chính, xếp chồng lên nhau theo thứ tự sau: Lớp đáy (stratum basale), Lớp gai (stratum spinosum), Lớp hạt (stratum granulosum), và Lớp sừng (stratum corneum). Ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, có thêm lớp bóng (stratum lucidum) nằm giữa lớp sừng và lớp hạt.

Tìm Hiểu Sâu Cấu Trúc Của Da Và Chức Năng Của Da

 Các Lớp Của Biểu Bì

 

- Lớp đáy (stratum basale): Đây là lớp dưới cùng của biểu bì, bao gồm khoảng 15-20 lớp tế bào xếp chồng lên nhau. Tại đây, các tế bào Keratinocyte được sản xuất liên tục. Một số tế bào sẽ di chuyển lên trên và trở thành tế bào gai, trong khi một số khác sẽ ở lại lớp đáy và duy trì sự sản xuất tế bào Keratinocyte. Lớp đáy tiếp xúc trực tiếp với lớp trung bì và có hình dạng gợn sóng. Nó nhận được chất dinh dưỡng từ các mạch máu ở lớp hạ bì, do đó, quá trình sản sinh tế bào mới diễn ra liên tục. Ngoài ra, lớp đáy còn chứa các tế bào tạo sắc tố Melanocytes, chịu trách nhiệm sản xuất melanin, và tế bào cảm giác Merkel.

- Lớp gai (stratum spinosum): Bao gồm khoảng 6-20 lớp tế bào Keratinocytes trưởng thành. Khi các tế bào từ lớp đáy di chuyển lên, chúng kéo căng các cầu nối desmosome, tạo nên sự liên kết và trao đổi chất giữa các tế bào. Hình dạng của các tế bào trông giống như gai. Trong lớp gai, các tế bào Keratinocyte sản sinh nhiều chất sừng keratin. Đây là lớp dự trữ thay thế tế bào hạt, và khi tế bào rời khỏi lớp gai, chúng sẽ chết.

- Lớp hạt (stratum granulosum): Có khoảng 3-4 lớp tế bào. Khi các tế bào từ lớp gai di chuyển lên, chúng mất nhân và hình thành các hạt nhỏ gọi là Keratohyalin. Keratohyalin chứa keratin, lipid gian bào, và các yếu tố giữ ẩm tự nhiên (NMF). Các tế bào trong lớp hạt không còn nhân và có trao đổi chất kém. Đây là giai đoạn bắt đầu của quá trình sừng hóa.

- Lớp bóng (stratum lucidum): Gồm 2-3 lớp tế bào. Đây là lớp chứa các vỏ nhân tế bào đã bị ép mỏng và không còn phân biệt rõ. Lớp này chỉ có ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, giúp tăng cường khả năng bảo vệ da và giảm tổn thương khi di chuyển, đứng, hoặc cầm nắm.

- Lớp sừng (stratum corneum): Là lớp trên cùng của biểu bì, bao gồm khoảng 10-20 lớp tế bào. Tại giai đoạn này, các tế bào được gọi là Corneocytes và đã chết, không còn nhân, xếp chồng lên nhau và sẵn sàng để bong ra. Da càng ít lớp sừng, thì da càng mỏng và khả năng bảo vệ càng kém.

 

2. Trung Bì: Lớp này chứa các mô liên kết, mạch máu, lông, tuyến mồ hôi và tuyến dầu. Trung bì cung cấp độ đàn hồi và độ chắc cho da thông qua các sợi collagen và elastin. Trung bì có độ dày từ 1 – 3mm, dày gấp 15-20 lần so với biểu bì. Nằm giữa thượng bì và hạ bì được ngăn cách bởi lớp màng đáy hình gợn sóng mỏng, cấu trúc 2 phần:

- Bì Nhú (Papillary Dermis): Bì nhú là phần trên cùng của trung bì, nằm ngay dưới lớp biểu bì. Lớp này chứa nhiều tế bào và ít mô sợi hơn so với bì lưới. Có chức năng nổi lên, tạo ra các đường vân trên bề mặt da. Nó chứa các mạch máu nhỏ và đầu mút thần kinh, cung cấp dinh dưỡng cho lớp biểu bì và giúp cảm nhận các kích thích như cảm giác nóng, lạnh và đau.

- Bì Lưới (Reticular Dermis): là phần sâu hơn của trung bì, nằm dưới bì nhú. Lớp này chủ yếu bao gồm mô sợi, với ít tế bào hơn so với bì nhú. Bì lưới có chức năng chứa nhiều sợi collagen và elastin, cung cấp độ đàn hồi và độ chắc cho da. Đồng thời, nó cũng chứa các mạch máu lớn hơn, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi và các sợi thần kinh, giúp duy trì cấu trúc da và hỗ trợ các chức năng sinh lý của da.

 

Thành phần cấu tạo nên trung bì: 

- Sợi Collagen: Các sợi collagen liên kết với nhau giúp da săn chắc.

- Sợi Elastin: Duy trì độ đàn hồi trên bề mặt da. Có tác dụng liên kết chặt  chẽ với sợi Collagen để giữ vững cho da khỏe mạnh.

- Hyaluronic: Là dung môi chứa collagen và elastin  mỗi cơ thể con người có khoảng 15gram HA và lượng này biến đổi, thoái hoá hoặc được tái tạo mới mỗi ngày.

 

3. Hạ Bì: Lớp sâu nhất của da, chứa mô mỡ giúp cách nhiệt và bảo vệ các cơ quan bên dưới. Đây là lớp cuối cùng được tạo nên từ các mô liên kết, các tế bào mỡ, các mạch máu, dây thần kinh. Lớp hạ bì có vai trò che chở cho da khỏi những chấn động đột ngột cũng như điều hòa cơ thể.

 

Chức Năng Của Da

Tìm Hiểu Sâu Cấu Trúc Của Da Và Chức Năng Của Da

Chức Năng Của Da

 

- Bảo Vệ Cơ Thể: Da là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể trước các tác nhân gây hại từ môi trường như vi khuẩn, hóa chất và các tác động vật lý. Lớp biểu bì của da có các tế bào sản xuất keratin và bã nhờn, tạo ra một lớp bảo vệ giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và duy trì độ ẩm cần thiết cho da.

- Điều Chỉnh Nhiệt Độ Cơ Thể: Da giúp điều hòa nhiệt độ của cơ thể bằng cách tiết mồ hôi và điều chỉnh độ co giãn của mạch máu. Khi cơ thể nóng lên, các tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi, sau đó bốc hơi trên bề mặt da, giúp làm mát. Ngược lại, khi trời lạnh, các mạch máu dưới da co lại để giữ nhiệt bên trong cơ thể.

- Nhận Biết Cảm Giác: Da là cơ quan cảm giác lớn nhất của cơ thể, chứa nhiều đầu mút thần kinh giúp chúng ta cảm nhận được nhiệt độ, áp lực, đau đớn, và xúc giác. Điều này giúp cơ thể phản ứng kịp thời với các tác nhân từ môi trường xung quanh, bảo vệ cơ thể khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn.

- Sản Xuất Vitamin D: Khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tia cực tím B (UVB) kích hoạt quá trình sản xuất vitamin D. Vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và hệ miễn dịch. Thiếu hụt vitamin D có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như loãng xương và suy giảm chức năng miễn dịch.

- Dự Trữ Nước, Mỡ, Và Chất Điện Giải: Da cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ nước, mỡ, và các chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Điều này giúp duy trì cân bằng nội môi và cung cấp năng lượng dự trữ khi cần thiết.

- Làm Lành Vết Thương: Da có khả năng tự phục hồi và làm lành các vết thương nhờ vào quá trình tái tạo tế bào. Khi xảy ra tổn thương, các tế bào da nhanh chóng phân chia và di chuyển đến vùng bị ảnh hưởng để tạo ra lớp da mới. Đồng thời, các yếu tố tăng trưởng và protein cần thiết được sản xuất để hỗ trợ và thúc đẩy quá trình hồi phục.

- Tạo Sắc Tố Và Bảo Vệ Khỏi Tia Uv: Melanin là sắc tố tạo màu cho da, được sản xuất bởi các tế bào melanocyte trong lớp biểu bì. Melanin có tác dụng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV bằng cách hấp thụ và phân tán năng lượng tia UV, từ đó giảm nguy cơ tổn thương DNA và phát triển ung thư da.

 

Da Mặt Bị Mất Cấu Trúc Là Như Thế Nào

Khi da mặt bị mất cấu trúc, nó thường thể hiện qua những dấu hiệu như:

- Nếp Nhăn Và Đường Nhăn Sâu: Sự mất cấu trúc làm da trở nên kém đàn hồi, dẫn đến sự hình thành các nếp nhăn và đường nhăn sâu, đặc biệt là quanh mắt, miệng và trán.

- Da Chảy Xệ: Da có thể trở nên chùng nhão và chảy xệ do sự suy giảm collagen và elastin, làm giảm khả năng nâng đỡ và đàn hồi của da.

- Độ Làn Da Không Đồng Đều: Mất cấu trúc da có thể gây ra sự mất đồng đều về kết cấu và màu sắc, bao gồm tình trạng da không mịn màng, xuất hiện đốm nâu hoặc vùng da bị sậm màu.

- Lỗ Chân Lông To Và Rộng: Da mất cấu trúc có thể khiến lỗ chân lông trở nên to hơn và dễ nhìn thấy hơn, do sự giảm sản xuất collagen và sự yếu đi của các sợi liên kết.

- Mất Độ Ẩm và Khô Da: Da bị mất cấu trúc thường mất khả năng giữ ẩm, dẫn đến tình trạng da khô, bong tróc hoặc thô ráp.

- Mất Độ Sáng và Hồng Hào: Sự suy giảm cấu trúc da có thể làm da trông xỉn màu và kém sức sống, thiếu sự rạng rỡ tự nhiên.

 

Cách Phục Hồi Cấu Trúc Da Mặt

Phục hồi cấu trúc da mặt là quá trình quan trọng để duy trì sức khỏe và sự trẻ trung của da. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả để cải thiện và phục hồi cấu trúc da mặt:

1. Duy Trì Chế Độ Chăm Sóc Da Hàng Ngày

- Làm Sạch Da Đúng Cách: Sử dụng nước tẩy trang và sữa rửa mặt phù hợp với loại da để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và tế bào chết. Điều này giúp da sạch sẽ và giảm nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông, đồng thời góp phần giúp da phục hồi cấu trúc.

Tìm Hiểu Sâu Cấu Trúc Của Da Và Chức Năng Của Da

Nước tẩy trang Cúc và Mật Ong Zakka Naturals

 

Nước tẩy trang Cúc và Mật Ong nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và trang điểm, đồng thời giữ ẩm cho da mà không gây khô hay cay mắt. Công thức được thiết kế đặc biệt cho làn da nhạy cảm, ứng dụng công nghệ micellar với phức hợp 2 hệ làm sạch giúp nhân đôi hiệu quả sạch thoáng, đảm bảo không gây rát da, hay nhờn dính.

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chọn Nước Tẩy Trang Cho Da Dầu Mụn

Tìm Hiểu Sâu Cấu Trúc Của Da Và Chức Năng Của Da

Gel rửa mặt Probiotic Anti-Pollution Radiance Amino Zakka Naturals

 

Gel rửa mặt Probiotic Anti-Pollution Radiance Amino có khả năng thâm nhập sâu vào lỗ chân lông, giúp loại bỏ cặn bẩn và bụi mịn PM2.5 nhờ phức hợp C.G.E và công nghệ GLYCOFILM®. Thành phần Ectoin trong sản phẩm này còn giúp củng cố hàng rào bảo vệ da và tăng cường khả năng chống nắng tự nhiên thêm từ 1 đến 3 SPF, hỗ trợ bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

- Dưỡng Ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm và duy trì hàng rào bảo vệ da.Các sản phẩm chứa Hyaluronic Acid, Peptides, Vitamin F hoặc Ceramides có thể giúp giữ ẩm hiệu quả, đồng thời phục hồi cấu trúc da.

Tìm Hiểu Sâu Cấu Trúc Của Da Và Chức Năng Của Da

Kem dưỡng Kintsugi Peptides & Ceramide Skin Barrier Repair Zakka Naturals

 

Kem dưỡng Kintsugi Peptides & Ceramide Skin Barrier Repair chứa NMFs, Ceramide và Vitamin F, giúp củng cố hàng rào bảo vệ da, tăng cường khả năng giữ ẩm, giảm nếp nhăn và chống lão hóa. Sản phẩm còn bao gồm 10 chiết xuất thực vật để làm dịu viêm, giảm kích ứng và ngứa. Thêm vào đó, 6 loại Peptides hỗ trợ tái tạo tế bào và thúc đẩy quá trình phục hồi hàng rào da mới.

- Chống Nắng: Áp dụng kem chống nắng hàng ngày với SPF ít nhất là 30 để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, giúp ngăn ngừa lão hóa sớm và tổn thương da.

>> Xem thêm: Top 5 Tiêu Chí Lựa Chọn Kem Chống Nắng Cho Da Dầu Mụn

 

2. Chế Độ Ăn Uống Lành Mạnh

- Ăn Nhiều Rau Củ và Trái Cây: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và phục hồi da.

- Uống Đủ Nước: Giữ cho cơ thể và da luôn đủ nước giúp duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của da.

- Hạn Chế Đường và Cồn: Tiêu thụ quá nhiều đường và cồn có thể gây hại cho da, làm tăng nguy cơ lão hóa sớm và mất nước.

 

4. Tạo Thói Quen Sinh Hoạt Lành Mạnh

- Ngủ Đủ Giấc: Giấc ngủ đủ và chất lượng giúp cơ thể và da có thời gian phục hồi và tái tạo.

- Kiểm soát Stress: Căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe da. Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền hoặc yoga để duy trì sự cân bằng.

 

Các Hoạt Chất Có Trong Mỹ Phẩm Giúp Phục Hồi Da

1. Panthenol: Là dạng của vitamin B5, nổi bật với khả năng giữ ẩm, làm mềm và cải thiện sức khỏe da. Panthenol giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm và kích ứng, đồng thời hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi da. Sử dụng sản phẩm chứa thành phần này giúp da duy trì độ ẩm tự nhiên, chống lại các yếu tố gây hại từ môi trường.

Tìm Hiểu Sâu Cấu Trúc Của Da Và Chức Năng Của Da

Thành Phần Panthenol

 

2. Ceramide: là một loại lipid tự nhiên có trong da, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và giữ ẩm. Nó tăng cường lớp bảo vệ da, ngăn ngừa mất nước và bảo vệ da khỏi tác động của môi trường. Ceramide giúp da tự phục hồi, cải thiện độ ẩm và giảm các dấu hiệu lão hóa, mang lại làn da mịn màng và khỏe mạnh.

3. Peptides: là các phân tử protein nhỏ, có khả năng kích thích sản sinh collagen, giúp da săn chắc và đàn hồi. Sản phẩm chứa Peptides giúp làm mờ các nếp nhăn và đường nhăn, cải thiện cấu trúc da. Đồng thời, nó Peptides còn hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi, giúp da trở nên khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.

Tìm Hiểu Sâu Cấu Trúc Của Da Và Chức Năng Của Da

Thành Phần Peptides

 

4. Hyaluronic Acid: là một chất giữ ẩm tự nhiên có khả năng giữ nước, giúp da căng mịn và mềm mại. Nó làm đầy các lớp biểu bì, giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn. Hyaluronic Acid còn hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi làn da bị tổn thương, giữ cho da luôn tươi trẻ và đầy sức sống.

Tìm Hiểu Sâu Cấu Trúc Của Da Và Chức Năng Của Da

Thành Phần Serum HA

 

5. Centella Asiatica (Rau má): được biết đến với nhiều lợi ích cho da. Nó có tính chống viêm, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm và kích ứng da. Centella Asiatica kích thích quá trình tái tạo tế bào, thúc đẩy làm lành và phục hồi da. Ngoài ra, nó còn cải thiện độ đàn hồi và làm săn chắc da, giúp da khỏe mạnh và trẻ trung.

6. Vitamin E:  là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ da khỏi các gốc tự do và tác hại của môi trường. Nó cung cấp độ ẩm, làm mềm da và hỗ trợ quá trình tái tạo, phục hồi da bị tổn thương. Sử dụng sản phẩm chứa vitamin E giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe da, giữ cho da luôn mềm mịn và tươi trẻ.

>>Xem thêm:  Da Dầu Có Cần Dưỡng Ẩm Không?

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc và chức năng tuyệt vời của làn da chúng ta. Từ việc bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu bên ngoài đến việc duy trì sự cân bằng và khỏe mạnh, da thực sự là một lớp giáp sinh học không thể thiếu. Hãy luôn nhớ chăm sóc và bảo vệ làn da mỗi ngày để duy trì vẻ đẹp và sức khỏe từ bên trong.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
bài viết liên quan