Tăng Sắc Tố Da Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tăng sắc tố da là tình trạng da xuất hiện vết đen, nâu hoặc thâm sạm, làm mất đi sự đều màu tự nhiên. Dù không nguy hiểm, nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin. Cùng ZAKKA tìm hiểu cách điều trị và chăm sóc da hiệu quả để lấy lại làn da sáng mịn trong bài viết dưới đây nhé!

 

Tăng Sắc Tố Da Là Gì?

Tăng sắc tố là tình trạng da trở nên sẫm màu hơn so với màu da tự nhiên. Những vùng da đổi màu này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ biến nhất là các khu vực thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, mu bàn tay.

Tăng Sắc Tố Da Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tăng Sắc Tố Da Là Gì?

 

Màu sắc của các mảng tăng sắc tố có thể khác nhau tùy thuộc vào màu da, bao gồm các tông màu nâu, rám nắng, hồng, xám, đen hoặc thậm chí tím. Không giống như rám nắng, thường mờ đi theo thời gian, tăng sắc tố có xu hướng kéo dài lâu hơn. Tuy nhiên, các vùng da sẫm màu này có thể dần mờ đi hoặc sáng hơn với sự hỗ trợ của các phương pháp điều trị thích hợp.

 

Các Loại Hình Tăng Sắc Tố Da

Tàn Nhang

Tàn nhang là những đốm nhỏ, phẳng có màu nâu, đỏ hoặc nâu sẫm, thường xuất hiện trên các vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng như mặt, vai và cánh tay. Loại tăng sắc tố này mang tính chất di truyền và thường rõ rệt hơn khi da bị ảnh hưởng bởi tia UV. Tàn nhang thường phổ biến ở những người có làn da sáng màu, bắt đầu xuất hiện từ khi còn nhỏ và trở nên đậm màu hơn vào mùa hè do tác động của ánh nắng mặt trời. 

 

Đồi Mồi

Đồi mồi là những mảng da sẫm màu thường xuất hiện ở người trung niên, do quá trình lão hóa tự nhiên kết hợp với tác động tích lũy của ánh nắng mặt trời. Loại tăng sắc tố này thường gặp ở độ tuổi từ 40 trở lên, nhưng có thể xuất hiện sớm hơn nếu da không được bảo vệ tốt. Đồi mồi thường có hình bầu dục, bề mặt phẳng và sắc tố tăng cao, với màu sắc dao động từ rám nắng đến nâu sẫm. Chúng thường tập trung ở các vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng như mu bàn tay, mu bàn chân, mặt, vai và lưng trên. Kích thước của đồi mồi có thể nhỏ như tàn nhang hoặc lớn hơn, lên đến khoảng 13 mm.

 

Nám Da

Nám da là tình trạng tăng sắc tố, phổ biến nhất trên khuôn mặt như các mảng rộng, tương đối rõ trên má, cằm và trán. Đây là một vấn đề da liễu thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ độ tuổi từ 20 trở lên và chủ yếu ảnh hưởng đến những người có làn da loại Fitzpatrick III và IV. Các yếu tố làm tăng tình trạng nám da bao gồm mang thai, sử dụng thuốc tránh thai hoặc ảnh hưởng của nội tiết tố nữ. Và đặc biệt, khi da tiếp xúc nhiều với tia cực tím, các tế bào hắc tố sản xuất nhiều melanin hơn, dẫn đến tình trạng da sẫm màu hơn. 

 

Tăng Sắc Tố Sau Viêm

Tăng sắc tố sau viêm (PIH) là tình trạng da bị sẫm màu xuất hiện sau khi da bị chấn thương hoặc viêm, như vết trầy xước, bệnh chàm, vẩy nến hoặc mụn trứng cá. PIH xảy ra khi tế bào hắc tố phản ứng với tổn thương da, dẫn đến việc tăng sản xuất và phân phối melanin. Da trông sẫm màu hơn hoặc thay đổi màu sắc sau khi tổn thương lành lại.

 

Nguyên Nhân Gây Tăng Sắc Tố Da 

Tăng sắc tố da có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm yếu tố di truyền, tình trạng bệnh lý, tác dụng phụ của thuốc và các tác động từ môi trường. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:

Tăng Sắc Tố Da Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Gây Tăng Sắc Tố Da 

 

- Tiếp Xúc Với Ánh Nắng Mặt Trời: Tia UV kích thích quá trình sản xuất melanin, làm da dễ bị sạm màu nếu không được bảo vệ.

- Yếu Tố Di Truyền: Một số người có cơ địa dễ bị tăng sắc tố do di truyền từ nguồi thân.

- Biến Động Nội Tiết Tố: Sự thay đổi hormone, đặc biệt trong thai kỳ hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai, thường gây ra nám hoặc đốm nâu trên da.

- Tác Dụng Phụ Của Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như kháng sinh hoặc thuốc làm tăng nhạy cảm với ánh sáng, có thể dẫn đến tăng sắc tố.

- Tiếp Xúc Với Kim Loại Nặng: Các kim loại như sắt, asen, vàng, hoặc chì có thể gây sạm da.

- Khói Thuốc Lá: Các hóa chất độc hại trong khói thuốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sắc tố da.

- Các Loại Bệnh Lý: Như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, hay suy tuyến thượng thận (như bệnh Addison) làm tăng nguy cơ tăng sắc tố.

- Tình Trạng Da Liễu: Mụn trứng cá, viêm da dị ứng hoặc các tổn thương da do chấn thương hay viêm cũng có thể để lại vết thâm, tăng sắc tố sau viêm.

- Peel Da Không Đúng Cách: Sau các liệu trình lột da hóa học, nếu không chăm sóc cẩn thận, da có thể bị kích ứng và dẫn đến tình trạng tăng sắc tố sâu peel.

 

Điều Trị Chứng Tăng Sắc Tố Da

- Kem Chống Nắng Phổ Rộng: Bảo vệ da khỏi tác động của tia UVA và UVB là bước đầu tiên quan trọng trong việc điều trị tăng sắc tố. Sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên, đặc biệt là các sản phẩm chứa thành phần vật lý như titan dioxide hoặc kẽm oxit, giúp ngăn ngừa sự hình thành sắc tố mới và bảo vệ da khỏi những tổn thương do ánh nắng gây ra.

- Hydroquinone: Hoạt chất vàng trong điều trị tăng sắc tố, hoạt động bằng cách ức chế tyrosinase, do đó làm giảm sự hình thành và tạo hắc tố của melanosome. Điều này cũng dẫn đến việc phá hủy melanosome và thậm chí có thể ức chế quá trình tổng hợp DNA và RNA. Tuy nhiên, hiệu quả của Hydroquinone phụ thuộc vào nồng độ và cách sử dụng. Vì vậy, bạn cần thận trọng và nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ.

- Vitamin C (Acid Ascorbic): Chống oxy hóa mạnh, làm giảm hình thành hắc tố bằng cách tác động lên tyrosinase và ngăn chặn quá trình oxy hóa melanin.

- Acid Glycolic: Ức chế trực tiếp tyrosinase và cũng giảm tình trạng sắc tố da nhờ quá trình tái tạo biểu bì và bong tróc nhanh chóng.

- Niacinamide: Giảm sắc tố bằng cách ngăn cản sự chuyển melanosome từ tế bào hắc tố sang tế bào sừng, thường có trong các sản phẩm làm sáng da không kê đơn. 

- N-Acetylglucosamine (NAG): Ức chế chuyển đổi protyrosinase thành tyrosinase, giảm tổng hợp melanin và đặc biệt khi kết hợp chung với Niacinamide, giúp tối ưu hóa hiệu quả giảm tình trạng tăng sắc tố.

- Retinoid: Làm giảm tình trạng tăng sắc tố thông qua nhiều cơ chế như kích thích tế bào sừng, giảm vận chuyển melanosome và ức chế tyrosinase. Các retinoid có sẵn (axit retinoic, tretinoin, adapalene, tazarotene) đã được sử dụng để điều trị nám da và PIH, dưới dạng đơn trị liệu hoặc kết hợp với các tác nhân khác bao gồm Hydroquinone và Steroid tại chỗ. 

- Liệu Pháp Laser: Điều trị bằng laser nhắm vào sắc tố da, đặc biệt hiệu quả với các bước sóng ngắn để hấp thụ melanin trong lớp biểu bì và hạ bì, giúp cải thiện tình trạng tăng sắc tố.

- Lột da hóa chất (Chemical Peels) là phương pháp điều trị tăng sắc tố, có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp khác. Mặc dù có thể cải thiện các rối loạn tăng sắc tố, lột da hóa chất cũng dễ gây kích ứng và làm mất sắc tố nếu không cẩn thận. Nên thực hiện peel ở độ sâu trung bình là hiệu quả nhất.

 

Skincare Cho Da Tăng Sắc Tố

1. Làm Sạch Da Nhẹ Nhàng: 

Bước làm sạch da là yếu tố cơ bản trong mọi quy trình chăm sóc da. Đối với da bị tăng sắc tố, hãy chọn sữa rửa mặt chứa các thành phần chống oxy hóa và làm sáng da như Vitamin C, Vitamin E và Hyaluronic Acid.

 

2. Tẩy Tế Bào Chết Định Kỳ: 

Việc tẩy tế bào chết đều đặn hai lần mỗi tuần là bước quan trọng giúp tái tạo lớp biểu bì, loại bỏ tế bào sừng già cỗi, mang lại làn da mịn màng hơn. Các sản phẩm chứa AHA như Glycolic Acid, Mandelic Acid, hoặc Lactic Acid là lựa chọn lý tưởng để thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, cải thiện sắc tố và làm sáng da.

Tăng Sắc Tố Da Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Serum Mandelic Glow ZAKKA 

 

Serum Mandelic Glow là giải pháp toàn diện giúp tái tạo và chăm sóc da tăng sắc tố. Với công thức chứa 20% hỗn hợp 4 loại acid mạnh mẽ – Mandelic Acid, Gluconolactone (PHA), Glycolic Acid và Lactic Acid – sản phẩm không chỉ loại bỏ lớp tế bào sừng mà còn làm mờ thâm mụn, cải thiện sắc tố và giảm xỉn màu hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm này còn cung cấp độ ẩm sâu, hạn chế tình trạng khô ráp và chống oxy hóa nhờ dưỡng chất Vitamin F, Tetra C và Dimethylmethoxy Chromanol.

 

3. Serum Và Treatment Giảm Sắc Tố

Tăng Sắc Tố Da Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Serum Vitamin C Glowfruit+ Brightening Radiance Concentrate

 

Serum Vitamin C Glowfruit+ Brightening Radiance Concentrate mang đến giải pháp toàn diện cho làn da sạm màu, hỗ trợ làm sáng và cải thiện sắc tố hiệu quả. Với công nghệ L-AA tinh khiết bọc vàng, sản phẩm tăng khả năng thẩm thấu gấp 2.5 lần, giúp làm mờ thâm nám và mang lại làn da sáng mịn chỉ sau 14 ngày. Ngoài ra, với 15% phái sinh EAA kết hợp Tetrapeptide-30, tinh chất này cung cấp khả năng chống oxy hóa mạnh, trung hòa các gốc tự do và hạn chế hình thành melanin. Thành phần đột phá như Carnosine, Phloretin và Glutathione giúp bảo vệ da khỏi tác hại từ ánh sáng, ngăn chặn quá trình đường hóa và giảm tình trạng da xỉn màu, sắc vàng.

 

Tăng Sắc Tố Da Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Serum Revival B3 Anti-Blemish and Brightening Ampoule 

 

Serum B3 Revival là lựa chọn hoàn hảo cho làn da không đều màu, đặc biệt hiệu quả trong việc làm mờ thâm sau mụn, bao gồm cả PIE và PIH. Với sự kết hợp của 10% Niacinamide, N-Acetyl Glucosamine, phái sinh Azelaic Acid và Glutathione, sản phẩm giúp cải thiện sắc tố, tăng cường khả năng chống oxy hóa và nuôi dưỡng tế bào da khỏe mạnh. Hơn thế nữa, công thức tiên tiến chứa EGT, Alpha-Glucosyl Hesperidin, Vitamin D3 Precursor và Piperonyl Glucose hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, cung cấp oxy cho tế bào và kích thích tổng hợp peptide. Điều này không chỉ mang lại làn da sáng khỏe, đều màu mà còn giúp giảm đỏ và hạn chế tình trạng da nhạy cảm trước các tác động môi trường.

 

4. Dưỡng Ẩm Đúng Cách:

Đối với da bị tăng sắc tố, việc lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp sẽ giúp phục hồi da hiệu quả và hỗ trợ quá trình điều trị. Bạn nên chọn các sản phẩm có thành phần như Kojic Acid, Alpha Arbutin, Hyaluronic Acid và Glycerin, vì những thành phần này không chỉ cấp ẩm mà còn giúp làm sáng da, cải thiện tình trạng sắc tố và giảm khô da.

 

5. Chống Nắng Hàng Ngày: Việc bảo vệ da khỏi tia UV là cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị tăng sắc tố. Ánh nắng mặt trời có thể làm tình trạng sắc tố da trở nên tồi tệ hơn. Lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên và nhớ thoa lại mỗi 2 giờ khi ở ngoài trời.

Hy vọng bài viết "Tăng Sắc Tố Da Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả" đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các tình trạng da không đều màu cũng như những phương pháp điều trị đúng cách. Đừng quên lựa chọn sản phẩm phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất. Chúc bạn luôn tự tin với làn da của mình!

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
bài viết liên quan