Tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của da chi tiết

Làn da là một phần cực kỳ quan trọng của cơ thể, có độ che phủ đến 2,2m và năng gần bằng 1/6 cơ thể, phản ánh sức khỏe và sắc đẹp của bạn. Ngoài ra làn da còn đóng vai trò là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể khỏi những tác động của thế giới bên ngoài tới bên trong cơ thể con người.

Cấu trúc da phù hợp với chức năng

Làn da của chúng ta được cấu tạo từ 3 lớp da, lần lượt là biểu bì, trung bì và hạ bì. Tương ứng với từng thành phần là từng nhiệm khác nhau.

Lớp biểu bì

Được hiểu là lớp đàn hồi bao bọc ngoài da liên tục được mô tái tạo lại, gồm có:

  • Keratinocytes: Là protein sợi dài được sản sinh từ các tế bào sừng nhằm sản xuất keratin. Tế bào này được hình thành từ quá trình phân chia tế bào ở lớp đáy.
  • Corneocytes: Lớp bảo vệ được tạo nên từ các tế bào sừng chết.
  • Melanocytes: Đây là dạng tế bào biểu bì tạo hắc tố có thể sản xuất sắc tố melanin nhằm bảo vệ làn da của bạn.

Lớp trung bì

  • Là lớp biểu bì nằm sâu bên trong da bao gồm các thành phần chính như sau:
  • Tuyến mồ hôi: Các tuyến mồ hôi sẽ thông qua đường ống dẫn để sản xuất ra mồ hôi trên lớp biểu bì.
  • Nang lông: Phụ trách nhiệm vụ chính là điều chỉnh nhiệt độ.
  • Tuyến bã nhờn: Để lông không bị bám vi khuẩn và bụi bẩn, tuyến bã nhờn sẽ liên tục sản xuất ra bã nhờn.

Lớp hạ bì

Hạ bì là lớp mô sợi dày và có tính đàn hồi cao. Tại đây sản sinh ra chất cách nhiệt tốt nhất từ chất béo và mô liên kết. Một hàng rào cách nhiệt được tạo nên từ lớp mỡ dưới da. Hàng rào này giảm tác động của nhiều độ lạnh và giúp cơ thể duy trì nhiệt độ.

Các chức năng của da

1. Bảo vệ

Da là một “hàng rào” giúp chống lại các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài để bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể như hệ thống thần kinh, mạch máu, xương, phủ tạng…

Ngoài ra, da còn giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, đồng thời duy trì độ ẩm cần thiết cho cơ thể. Chúng có chứa các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMFs)- bắt nguồn từ tuyến bã nhờn của lớp sừng bao gồm lactic và ure. Những chất này gắn kết với nước và giúp duy trì được sự đàn hồi và mềm mại của da. Nếu các nhân tố này bị suy yếu, da sẽ mất đi độ ẩm. Khi độ ẩm của lớp sừng xuống còn từ 8- 10%, da trở nên khô, sần sùi và có xu hướng bị nứt nẻ. Đặc biệt, da còn đóng vai trò chống thấm nhằm tránh sự xâm nhập của nước và các chất lạ khác vào cơ thể.

  • Các sắc tố melanin cũng giúp bảo vệ chúng ta khỏi tia cực tím nguy hiểm phát ra từ mặt trời. Tuy nhiên, da không thể ngăn chặn hoàn toàn loại tổn thương này.

  • Các tế bào mở ở mô dưới da cũng giúp cô lập cơ thể khỏi nhiệt độ nóng và lạnh và thực hiện chức năng như một tấm đệm giúp giảm va chạm, bảo vệ các mô và các sợi mô bao quanh cơ ở phía dưới.

  • Khả năng đệm của màng hydrolipid và axit bảo vệ giúp bảo về cơ thể khỏi các chất hóa học có tính kiềm gây hại.

  • Lớp sừng của biểu bì và các axit bảo vệ chống lại các loại vi khuẩn, virus và nấm. Nếu có tác nhân nào đó vượt qua được rào cản đầu tiên thì hệ thống miễn dịch của da sẽ phản ứng lạ.

2. Tiếp nhận cảm giác

Chức năng tiếp nhận cảm giác của da giúp chúng ta, ý thức được nhiệt độ nóng, lạnh, đau, áp lực, tiếp xúc. Cảm giác này được phát hiện bởi các dây thần kinh ở lớp hạ bì. Nhờ có chức năng cảm giác mà cơ thể có thể thích nghi được với ngoại cảnh và tránh được các tác nhân tiêu cực.

Tuy nhiên, những tổn thương quá mức trên da có thể ảnh hưởng tới chức năng cảm giác. Chẳng hạn như, khi bị bỏng nhẹ mức độ 1 và 2, chúng ta sẽ có cảm giác rất đau. Thế nhưng, bị bỏng nặng ở mức độ 3, chúng ta lại không còn cảm giác này nữa, vì các dây thần kinh trong da đã bị phá hủy.

3. Điều hòa nhiệt độ

Da có thể điều chỉnh nhiệt độ cho cơ thể tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và thời tiết bên ngoài:

  • Thông qua mạch máu ở lớp hạ bì cùng tuyến mồ hôi da sẽ điều chỉnh nhiệt độ tương thích cho cơ thể.
  • Không ngừng tiết mồ hôi để làm giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Da có thể làm giãn các mạch máu nhỏ thuộc lớp hạ bì để giảm nhiệt độ trung bình của cơ thể.
  • Trong khi co các mạch máu nhỏ, nhiệt độ nhất định bên trong cơ thể sẽ được giữ lại nhờ lớp hạ bì.

4. Bài tiết

Da là hệ thống loại bỏ chất thải lớn nhất của cơ thể. Độc tố được giải phóng qua các tuyến mồ hôi và lỗ chân lông.

Làn da của bạn sẽ trở nên mềm mại hơn khi tuyến mồ hôi được cân bằng. Nhờ có độ pH acid nên vi khuẩn và nấm sẽ bị diệt sạch nhờ mồ hôi, đồng thời lớp nước mỡ trên da cũng được bài tiết.

Để ngăn cản sự bốc hơi nước và chống thấm nước, da liên tục bài tiết chất bã để bảo vệ. Vô số chất nhiễm khuẩn được bài trừ và làm sạch. Tuyến bã càng hoạt động tốt, chất bã bài tiết càng nhiều.

5. Chức năng nội tiết

Da là một trong những nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể. Vitamin D được tổng hợp ở da khi da tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời rất cần thiết cho hệ xương.

6. Tái tạo da

Trong các nang lông của có chứa tế bào gốc giúp da có khả năng phục hồi lại các vết thương.

Các tế bào da mới ở dưới trung bì hình thành và dần dần được nâng lên nhờ Collagen, Elastin, sau đó những tế bào này sẽ thay thế dần các lớp sừng ở trên cùng của biểu bì da. Chu kỳ tái tạo da mặt sẽ diễn ra trong vòng 28 ngày nhưng đối với những người đang ở độ tuổi 20 – 28 tuổi.

7. Nguồn thức ăn

Các tế bào chất béo ở mô dưới da cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng. Khi cơ thể cần, những chất này sẽ được di chuyển đến các mạch máu và đưa đến nơi cần thiết.

8. Phản ánh tình trạng cơ thể

Ngoài ra, da phản ánh sâu sắc về tình trạng sức khỏe con người như mắc giun sán làm da xuất hiện sần ngứa, mắc bệnh gan có thể gây vàng da, bị bệnh lao lại khiến da sạm đi.

9. Các chức năng khác của da

Một số công năng tuyệt vời khác của da có thể kể đến như sau:

  • Thông qua việc sản xuất ra Cholecalciferol (D3) ở lớp gai và lớp đáy cung cấp vitamin D cho cơ thể.
  • Giám sát hệ thống miễn dịch học: Da là một cơ quan có chức năng miễn dịch quan trọng nhất. Chức năng này còn tùy thuộc vào phản ứng miễn dịch của cytokine và những tế bào có liên quan.
  • Cấu trúc sinh hóa: Quá trình sinh hóa trong cơ thể thường có sự tham gia của các mô trong da. Một dạng vitamin sẽ được chiết xuất từ cholesterol steroid khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào da.

Chu kỳ tái tạo của da

Thông thường, chu kỳ tái tạo da được diễn ra khoảng 28-30 ngày, đây cũng là chu kỳ chuẩn nhất của da. Chu kỳ này có thể thay đổi nếu bị tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm nhiệt độ, thời gian điều tiết,…
Trường hợp chu kỳ tái tạo da bị trì hoãn da của bạn sẽ xuất hiện nhiều vấn đề đáng lo ngại như thâm nám, chảy xệ, nếp nhăn, đen sạm,... Do đó, bạn cần phải bảo vệ da để da được tái tạo theo đúng chu kỳ chuẩn.

Da bị tổn thương

Khi da bị tổn thương bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và trở nên tự ti hơn. Để khắc phục và hạn chế tình trạng này, cùng tìm hiểu về các thông tin liên quan sau:

Dấu hiệu

Những dấu hiệu đi kèm cho thấy làn da của bạn đã bị tổn thương như:
  • Da khô, thiếu ẩm nặng nề, khô ráp, bong tróc, thậm chí nứt nẻ và chảy máu.
  • Da bị tiếp xúc với nhiều mỹ phẩm kém chất lượng, liên tục tiết mồ hôi và bám dính bụi bẩn.
  • Lỗ chân lông ngày càng to, bị bóng nhờn, có xu hướng nở rộng và sinh ra mụn.
  • Sự tích tụ của bụi bẩn và vi khuẩn dưới lớp da nhờn khiến mụn sản sinh liên tục.
  • Da không đều màu do ăn uống không đủ chất, do tia tử ngoại, nắng nóng,...

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính khiến da mặt bị hư tổn như sau:
  • Lạm dụng mỹ phẩm: Việc lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng sẽ khiến da bị bào mòn, hư tổn và trở nên nhạy cảm hơn bởi các thành phần như  corticoid, hydroquinone…
  • Không thực hiện chống nắng cho da: Tia UV là tác nhân gây hại số 1 cho làn da. Nếu da mặt tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời sẽ bị phá hủy cấu trúc mềm, mất đi protein dạng sợi và các phân tử nước proteoglycan.
  • Stress kéo dài, mất ngủ liên tục khiến quy trình lão hóa da diễn ra nhanh hơn.

Quá trình phục hồi

Một quá trình sinh học tự nhiên được kích hoạt khi da bị tổn được, được gọi là quá trình phục hồi da. Đây là cơ chế phức tạp và buộc cơ thể phải cầm máu và bảo vệ vết thương. Mô ban đầu sẽ được xây dựng lại từ mô bị thương.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương mà khả năng phục hồi của da được quyết định là nhanh hay chậm. Trong quá trình phục hồi có thể bạn sẽ chịu đau đớn, khó chịu hoặc ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.
Thời gian hồi phục da trung bình từ 3-6 tháng, trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ kéo dài đến 8 tháng. Sau khi được hồi phục da rất nhạy cảm và cần được chú ý bảo vệ, đặc biệt là bảo vệ khỏi các tác nhân như tia UV, bụi bẩn,...
Tất cả mọi người nên hiểu rằng da là một cơ quan luôn không ngừng thay đổi, phát triển và thay thế chính nó. Nếu chỉ muốn đạt kết quả tốt chỉ bằng cách che đậy các vấn đề về da sẽ không lâu bền. May mắn thay, các biểu hiện ngoài da như nếp nhăn, sạm nắng, tàn nhang đều được cơ chế tự hồi phục của da khắc phục.

Kết luận

Da cũng đóng một vai trò quan trọng về tâm lý. Tình trạng da của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm thấy về bản thân mình và cách người khác cảm nhận chúng ta ra sao. Khi làn da khỏe mạnh và không có bất kì vấn đề gì, nó có thể làm mọi chuyện tốt hơn và chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
bài viết liên quan