BHA là một trong những loại acid thông dụng hiện nay và hầu hết người dùng đều đã nghe đến những công năng mà nó đem lại. Tuy nhiên, cũng khó thể tránh được những trường hợp rủi ro khi bị kích ứng hoặc da bị quá tải do sử dụng BHA. Vậy nên Zakka sẽ giúp bạn tìm hiểu về BHA cũng như cách sử dụng làm sao để đạt hiệu quả trong quá trình dưỡng da.
1. BHA là gì?
BHA được viết tắt bởi cụm từ Beta Hydroxy Acid, là một dạng acid ít tan trong nước, có thể tan tốt trong dầu, cụ thể là bã nhờn trong lỗ chân lông. Hầu như BHA thường được gọi với cái tên Salicylic Acid, thực tế đây là hai hoạt chất khác nhau bởi chúng khác về cấu trúc phân tử, tuy nhiên cơ chế hoạt động đều tương tự nhau, đều có thể giải quyết bí tắc trong lỗ chân lông, cũng không ảnh hưởng gì to lớn khi được “đánh đồng” là cùng một loại cho nên hiện nay người ta vẫn hay gọi BHA là Salicylic Acid.
BHA hay Salicylic Acid được chiết xuất từ vỏ cây liễu trắng, dầu của cây lộc đề xanh,... hoặc được tổng hợp ở trong phòng lab. Và độ tinh khiết của BHA là như nhau khi được pha chế từ tự nhiên hoặc nhân tạo.
Thông thường, nồng độ BHA được cho phép sử dụng trong các sản phẩm bôi thoa từ 0,5% - 2%, và không phụ thuộc vào độ pH. Điều quan trọng trong một công thức điều chế BHA là nền sản phẩm, chúng là tiền đề giúp BHA có thể hoạt động một cách tốt nhất và hạn chế kích ứng tối đa, có thể thấy điều này ở các sản phẩm nền cồn hoặc nền dầu.
2. Cơ chế hoạt động của BHA
Như Zakka đã nói, BHA tan rất tốt trong dầu, do đó cơ chế hoạt động của BHA tập trung vào khu vực lỗ chân lông. Chúng cũng là một loại hoạt chất tiêu sừng, giúp tẩy tế bào chết ở thành lỗ chân lông đồng thời hòa tan và cuốn đi bã nhờn, những bụi bẩn khác có trong lỗ chân lông đi ra ngoài để tránh tình trạng bí tắc.
3. Công dụng của BHA
3.1 Tẩy tế bào chết
Công dụng tẩy tế bào chết của BHA hoạt động dựa vào cơ chế phía trên, nhờ vậy mà da chết “tụ” ở thành lỗ chân lông sẽ được loại bỏ, và các tạp chất, bụi bẩn, bã nhờn dư thừa. Nhờ đó mà lỗ chân lông được thông thoáng hơn, sẽ hạn chế bí tắc lỗ chân lông và hình thành mụn trứng cá.
BHA hoạt động trên bề mặt khá yếu, chủ yếu hoạt động mạnh mẽ ở lỗ chân lông. Cho nên khi lựa chọn sản phẩm tẩy da chết, các bạn phải xác định rằng da chúng ta đang gặp phải tình trạng gì và cần cải thiện điều gì để lựa chọn đúng hoạt chất tẩy da chết phù hợp nhé!
3.2 Đặc tính kháng viêm
BHA nổi trội với đặc tính kháng viêm, hỗ trợ tốt trong công cuộc điều trị mụn trứng cá. Như trong phương pháp Chemical Peel, BHA/Salicylic Acid thường được đề xuất vào các phác đồ peel điều trị mụn trứng cá, giúp kiểu soát tình trạng bã nhờn, hạn chế bí tắc lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn trứng cá tái phát. Bên cạnh đó, để điều trị bằng phương pháp này cần nồng độ BHA khá cao, do đó các bạn không nên tự ý sử dụng tại nhà nhé!
Ngoài ra, nhờ vào đặc tính này cũng hỗ trợ phần nào cho cồi mụn nhanh chóng se lại. Chúng làm rất tốt nhiệm vụ xử lý bã nhờn cũng các tạp chất bên trong lỗ chân lông, giúp làm lỏng nhân mụn và mau trồi nhân lên bề mặt hơn.
4. Một số lưu ý khi sử dụng BHA
Đây là phần Zakka muốn các bạn lưu ý hơn khi lựa chọn BHA đưa vào trong chu trình dưỡng da. Có một số lưu ý như sau:
- Với người mới, có thể trải nghiệm BHA dễ dàng bằng cách sử dụng các loại sữa rửa mặt chứa BHA để da được làm quen và đáp ứng dần. Sau đó, các bạn có thể nâng dần lên các sản phẩm dạng leave-on.
- Không sử dụng quá 2% BHA tại nhà và cho cả body, vì rủi ro BHA nồng độ cao trên diện rộng có thể gây ngộ độc.
- Tuy BHA có đặc tính kháng viêm, nhưng có thể gây viêm nếu các bạn sử dụng chưa đúng cách cũng như chưa phù hợp tình trạng da. Điều này các bạn phải rõ nhu cầu và hiểu rõ vấn đề mà da chúng ta đang mắc phải.
- Nếu chu trình dưỡng da gồm AHA và BHA, các bạn có thể dùng xen kẽ ngay thay phiên hoặc sử dụng BHA buổi sáng và AHA buổi tối nếu sử dụng chung một ngày.
- Sử dụng kem chống nắng chứa màng lọc mạnh mẽ và che chắn tốt nếu đang trong quá trình sử dụng BHA 2% để tránh tăng sắc tố.
- Sử dụng sản phẩm phục hồi để đảm bảo làn da luôn ở trạng thái cân bằng và duy trì độ khỏe mạnh.
5. Khi nào các bạn cần sử dụng BHA?
Những làn da có vấn đề về bã nhờn, lỗ chân lông hoặc thường xuyên gặp phải vấn đề bí tắc, ngoài việc lựa chọn AHA thì các bạn có thể tham khảo thêm về BHA để vấn đề được xử lý tối ưu nhất nhé.
6. Tác dụng phụ của BHA
Như ở mục lưu ý Zakka đã nói, BHA có thể mang đến rủi ro gây viêm hay thậm chí là “bùng phát” mụn viêm nếu không biết cách kiểm soát. Cũng như không tự ý sử dụng nồng độ hơn 2% BHA tại nhà.
Tuy nhiên, nếu thật sự da không có vấn đề phải cần đến BHA, các bạn có thể tham khảo dạng Mandelic Acid để cải thiện lớp sừng trên da, đặc biệt là với những làn da nhạy cảm.
7. BHA có thể kết hợp tốt với các hoạt chất nào?
Thông thường, BHA sẽ kết hợp tốt với các hoạt chất như các loại AHA, Retinoids, Hyaluronic Acid, Vitamin C, Peptide,...
Ngoài ra, tuyệt đối không nên sử dụng kết hợp vơi Benzoyl Peroxide nhé!
8. Sản phẩm chứa BHA tốt nhất hiện có của Zakka
8.1 Sữa Rửa Mặt AHA BHA Cho Da Dầu Mụn Mandelic Pore Purifying Foam Cleanser
Bảng thành phần: Water, Glycerin, Cocamidopropyl Betaine, Decyl Glucoside, Salicylic Acid, Betaine, Sodium Lauroyl Methyl Isethionate (and) Sodium Cocoyl Isethionate (and) Sodium Methyl Oleoyl Taurate, Mandelic Acid, PEG 7 Glyceryl Cocoate, Nasturtium Officinale (watercress) extract, Arctium Majus root extract, Salvia Officinalis (sage) leaf extract, Citrus Limon (Lemon) peel extract, Hedera Helix (Ivy) leaf extract, Saponaria Officinalis leaf/root extract, Fucus Vesiculosus extract, Allantoin, Tetrasodium EDTA, Mentha Piperita (Peppermint) Oil, Sodium Hydroxide, Eucalyptus polybractea (Eucalyptus) Oil, Melaleuca Alternifolia (Tea Tree) oil, Phenoxyethanol, Ethylhexylglycerin.
Sữa rửa mặt tạo bọt chứa AHA BHA hỗ trợ giúp da được làm sạch và lỗ chân lông trở nên thông thoáng, không bị bí tắc lỗ chân lông. Đồng thời đem lại khả năng kháng viêm, kháng khuẩn phù hợp với các làn da mụn, cùng với đó là cảm giác the mát khi sử dụng sản phẩm.
Phù hợp với mọi làn da, đặc biệt là da dầu mụn.
Xem thêm: Review Sữa Rửa Mặt Mandelic chứa AHA & BHA: Làm sạch sâu, giảm sưng hiệu quả cho da mụn
8.2 Toner Mandelic Clarifying Acne Control
Bảng thành phần: Water, Hamamelis Virginiana (Witch Hazel) extract, Alcohol, Propanediol, Mandelic Acid, Potassium Azeloyl Diglycinate, Panthenol, Betaine, Salicylic Acid, Glycerin, PEG-40 CASTOR Oil, Matricaria Recutita Flower (Chamomile) Extract, Allantoin, Mentha Piperita (Peppermint) Oil, Eucalyptus polybractea (Eucalyptus) Oil, Leptospermum Petersonii (Lemon Tea Tree) Oil, Disodium EDTA, Sodium Hydroxide, Diazolidinyl Urea (and) Iodopropynyl Butylcarbamate.
Toner tẩy tế bào chết hóa học hỗ trợ loại bỏ da chết nhẹ nhàng và làm sạch về mặt với ba hoạt chất Mandelic Acid, Azelaic Acid và BHA. Ngoài ra, toner cũng đem lại công dụng kháng viêm, ngăn ngừa mụn và giảm bí tắc.
Phù hợp với mọi làn da, đặc biệt là da dầu mụn.
Xem thêm: Toner Mandelic Clarifying Acne Control
9. Kết luận
Tóm lại, BHA là một trong những loại treatment nên khi sử dụng chúng ta phải hiểu rõ cách sử dụng đồng thời hiểu được cách kiểm soát phù hợp để tránh xảy ra tình trạng rủi ro. Mong rằng bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn.