Cách nhận biết loại da và chu trình chăm sóc phù hợp

Bạn thuộc loại da nào? Nếu còn đang phân vân về câu trả lời, hãy cùng Zakka tìm hiểu cách phân biệt các loại da thông qua đặc điểm nhận diện và chọn ra được chu trình chăm sóc da với những loại hoạt chất phù hợp nhé!

Cách nhận biết các loại da

Dựa vào hàm lượng nước và dầu có trên da để xác định bạn thuộc loại da nào. Ngoài ra, yếu tố di truyền từ bố mẹ cũng quyết định đến loại da của bạn. Mỗi loại da đều sẽ có những dấu hiệu nhận biết đặc trưng. Do đó, có thể thực hiện các phương pháp đơn giản tại nhà như quan sát bằng mắt thường, dùng giấy thấm dầu để xác định loại da hoặc sử dụng công nghệ soi da tại các cơ sở thẩm mỹ để đạt độ chính xác cao. 

Trước khi tiến hành xác định loại da, cần thực hiện các bước làm sạch để đảm bảo da được “mộc” nhất, tránh sai lệch do mỹ phẩm hay do các yếu tố bên ngoài tác động. Sau rửa mặt, để da khô thoáng 30 phút sau đó quan sát hoặc dùng giấy thấm dầu rồi so sánh kết quả với các đặc điểm của 4 loại da dưới đây:

1. Da thường

Đặc điểm nhận biết: Da hồng hào đều màu, lỗ chân lông nhỏ, đổ ít dầu ở vùng chữ T, không có quá nhiều dầu nhờn cũng không quá khô, không có vệt dầu rõ rệt đối với phương pháp dùng giấy thấm dầu.

Ở loại da này, bã nhờn được sản xuất vừa đủ để có thể giữ ẩm cho da mà không gây bóng nhờn hay khô rát. Đây có thể được xem là loại da lý tưởng nhất vì không có nhiều khuyết điểm như mụn, lỗ chân lông to, khó bị kích ứng khi sử dụng mỹ phẩm hay ảnh hưởng tiêu cực bởi tác nhân môi trường. Loại da thường dễ dàng được chăm sóc bằng cách giữ sạch và cấp ẩm đầy đủ cho da để làn da được duy trì khỏe mạnh.

Các hoạt chất nên dùng cho da thường

  • Vitamin C
  • Niacinamide
  • Hyaluronic Acid
  • Panthenol (Vitamin B5)
  • Chiết xuất trà xanh

2. Da khô

Đặc điểm nhận biết: Bề mặt da căng, thô ráp, sần sùi và xỉn màu, lỗ chân lông nhỏ, có vảy nhỏ hoặc vết nhăn li ti, hoàn toàn không có dầu nhờn hoặc không đáng kể đối với phương pháp sử dụng giấy thấm dầu.

Do da sản xuất ít bã nhờn hơn mức cần thiết dẫn đến thiếu hụt lipid trên lớp màng bảo vệ nên người có làn da khô thường có cảm giác thiếu ẩm, da khô căng, ngứa và là làn da dễ lão hóa nhất trong các loại da. Tuy nhiên, việc không có quá nhiều bã nhờn lại giúp da không bị bít tắc, ít gây mụn. Vì vậy người có làn da khô cần chú trọng vào việc cấp ẩm để da được ẩm mượt, ngăn ngừa lão hóa cho da bằng các sản phẩm phù hợp. Nếu da vẫn tiếp tục khô ráp mặc dù được cấp ẩm thường xuyên, hãy tham khảo 8 nguyên nhân khiến da bị khô để có thể giải quyết đúng vấn đề khô da đang gặp phải.

Các hoạt chất nên dùng cho da khô

  • Ceramides
  • Niacinamide
  • Hyaluronic Acid
  • Glycerin
  • Dầu thực vật
  • Dầu squalane
  • Enzyme

3. Da dầu

Đặc điểm nhận biết: Mặt luôn bị bóng dầu, lỗ chân lông to, dễ nổi mụn bọc hoặc trứng cá. Khi sử dụng giấy thấm dầu, trên bề mặt giấy có đầy các vệt dầu rõ rệt.

Trái ngược với da khô, loại da dầu thường sản xuất lượng bã nhờn quá mức cần thiết. Lượng dầu dư thừa có thể gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến tình trạng mụn. Vì vậy người có làn da dầu nên rửa mặt ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng các sản phẩm tẩy da chết nhẹ nhàng tránh tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Do da có dầu thừa nên độ ẩm trên da khiến người có làn da dầu hiểu lầm rằng không cần cấp ẩm, tuy nhiên nếu da thiếu ẩm sẽ khiến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức càng làm gia tăng lượng dầu, vì vậy nên dùng các sản phẩm cấp ẩm có độ pH trung bình, uống đủ nước để hạn chế sự hoạt động của tuyến bã nhờn.

Các hoạt chất nên dùng cho da dầu

  • Retinol
  • Niacinamide
  • Salicylic Acid
  • Hyaluronic Acid
  • Đất sét kaolin
  • Bentonite

Xem thêm: Cách lựa chọn sữa rửa mặt cho da dầu mụn

4. Da hỗn hợp

Đặc điểm nhận biết: Da 2 bên má thường khô, vùng trán và mũi đổ nhiều dầu nhờn, lỗ chân lông to. Đối với việc xác định bằng giấy thấm dầu, các miếng giấy ở vùng chữ T có vệt dầu và không có dầu ở các miếng tại vùng má.

Da hỗn hợp rất khó nhận biết vì đặc điểm của da sẽ khác nhau ở các vùng trên khuôn mặt, có chỗ khô ráp, có chỗ lại bị dầu nhờn. Người có làn da hỗn hợp cần kết hợp sử dụng các sản phẩm dùng cho da dầu và da khô để cân bằng một cách tốt nhất độ ẩm giữa các vùng trên da. Cần tăng cường độ ẩm cho vùng da khô và giữ sạch vùng da dầu tránh gây tình trạng mụn.

Các hoạt chất nên dùng cho da hỗn hợp

  • Peptides
  • Niacinamide
  • Hyaluronic Acid
  • Lactic Acid
  • Dầu squalane

Gợi ý routine phù hợp với từng loại da

Da thường và da khô

Nước tẩy trang Tảo biểnsữa rửa mặt hoa Cúc: Do không có quá nhiều yếu tố gây mụn đối với da thường và da khô nên ở bước làm sạch nên sử dụng sản phẩm có tính tẩy rửa nhẹ nhàng, có thành phần từ thiên nhiên.

Essence Tảo biển: Tinh chất sử dụng công nghệ tảo lên men, thẩm thấu nhanh và sâu vào da giúp da giữ ẩm, ngậm nước căng mọng, phù hợp với làn da thường, da khô thiếu ẩm.

Serum B3: Niacinamide có trong serum giúp sáng và đều màu da cùng phái sinh Azelaic kết hợp Ferulic acid ngăn ngừa tình trạng lão hóa trên da nhất là đối với nền da khô.

Gel Cream B5: Với công thức Hyaluronic cùng peptide bọc vàng giúp tăng sinh collagen, khiến da căng mọng và đủ ẩm đều các tầng da.

Kem chống nắng: Kem chống nắng đối với da thường và da khô ngoài giúp bảo vệ da dưới tác hại của ánh nắng còn giúp dưỡng ẩm, tránh tình trạng khô da hơn.

Da dầu và da hỗn hợp

Nước tẩy trang Tảo biểnsữa rửa mặt Mandelic: Nước tẩy trang làm sạch sâu, lấy đi lớp bụi bẩn, bã nhờn trong lỗ chân lông cho làn da sạch thoáng, đặc biệt với chiết xuất rau má Madagascar giúp giảm viêm, hạn chế kích ứng cho vùng da dầu mụn. Kết hợp với sữa rửa mặt Mandelic chứa AHA và BHA tăng khả năng làm sạch, kháng khuẩn và phục hồi hiệu quả cho da mụn.

Toner Mandelic: Với công thức chứa cả 3 loại acid Mandelic – Azelaic – Salicylic giúp tẩy da chết chuyên sâu, làm sạch dầu thừa và lấy đi tạp chất còn sót lại trên da sau rửa mặt, giúp các bước dưỡng sau hoạt động hiệu quả hơn.

Serum B3: Chứa 10% Niacinamide cùng NAG và phái sinh của Azelaic Acid giúp điều tiết dầu, cải thiện tình trạng mụn và lỗ chân lông to đối với các vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động quá mức.

Gel cream B5: Vitamin B5 làm dịu da đặc biệt đối với da treatment, với kết cấu gel và thành phần không gây nặng mặt, bí da dẫn đến bít tắc lỗ chân lông.

Kem chống nắng: Đối với tình trạng da dầu hoặc dầu mụn, cần chú ý lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp, tránh bít tắc lỗ chân lông mà vẫn bảo vệ được làn da trước tác hại của ánh nắng.

Kết luận

Xác định chính xác loại da chỉ mới là bước khởi đầu trong hành trình chăm sóc da nhưng lại có vai trò rất quan trọng để có thể chọn được cho mình chu trình và các loại sản phẩm phù hợp. Nếu bạn còn phân vân chưa biết routine chăm sóc loại da của mình thế nào cho phù hợp, có thể tham khảo gợi ý từ Zakka nhé.

bài viết liên quan

Mandelic Acid Kết Hợp Với Gì?

Mandelic Acid nổi bật với nhiều công dụng làm đẹp hữu ích cho mọi loại da. Tuy nhiên, liệu hoạt chất này có thể kết...

Cách Sử Dụng Niacinamide Cho Newbie

Niacinamide, còn được gọi là vitamin B3 hoặc nicotinamide, là một thành phần chất quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc da và làm đẹp....